Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây đơn giản và hiệu quả

Ngạt mũi là biểu hiện của những bệnh thường gặp trong cuộc sống. Tình trạng này khiến bạn khó chịu, do đường thở bị nghẽn. Sau đây là 10 mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây tuy đơn giản, bạn dễ dàng thực hiện tại nhà nào nhưng vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả nhanh chóng.

 

1. Như thế nào là ngạt mũi?

 

Khi xoang mũi tiếp xúc với chất lạ (kháng nguyên) từ môi trường bên ngoài, những tế bào tại đây sẽ tiết ra chất lỏng nhằm tống dị vật ra ngoài cơ thể. Đồng thời lúc này, niêm mạc mũi bị sưng lên, nếu lượng dịch tiết ra quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng ngạt mũi.

 

Một số tác nhân bạn có thể gặp như:

 

– Khói bụi

 

– Mùi hôi, thối khó chịu

 

– Phấn hoa, mùi thơm, lông vật nuôi như chó, mèo,… (đối với người dị ứng)

 

– Virus, vi khuẩn gây bệnh

 

Tác nhân gây ngạt mũi

 

Tác nhân gây ngạt mũi

 

Thông thường tình trạng này sẽ tự khỏi khi bạn ngừng tiếp xúc với dị nguyên – tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, ngạt mũi sẽ theo bạn dai dẳng khi chúng tác động quá mạnh lúc hệ miễn dịch bạn suy yếu. Vì vậy, khi tình trạng này kéo dài bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

 

Một số mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây, là phương pháp an toàn và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để loại bỏ hoặc làm giảm sự khó chịu do nghẹt mũi.

 

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 6 TPCN, thuốc tăng sức đề kháng tốt nhất và hiệu quả nhất hiện nay

 

2. 8 mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây đơn giản và hiệu quả

 

Như đã nói ở trên, mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây là phương pháp an toàn và dễ thực hiện. Nếu không cắt hẳn sự khó chịu, thì những mẹo này vẫn giúp bạn dễ thở hơn khi bị ngạt mũi. Cụ thể cách thực hiện như thế nào, bạn hãy theo từng bước ngay sau đây nhé!

 

2.1 1. Massage huyệt thái dương bằng tay

 

Massage huyệt thái dương ngoài chữa ngạt mũi, còn giảm đau đầu – triệu chứng thường đi kèm với ngạt mũi. Trước khi thực hiện phương pháp này bạn cần xác định được huyệt thái dương nằm ở đâu bằng cách dùng tay ấn nhẹ vào phần lõm ngay cạnh ổ xương gò má, ở cuối lông mày. Nếu chưa chắc chắn về vị trí của huyệt, bạn có thể xoa nhẹ lên vùng cuối chân mày, vị trí bạn cảm thấy hơi căng tức chính là huyệt thái dương.

 

Chữa nghẹt mũi bằng cách massage huyệt thái dương

 

Chữa nghẹt mũi bằng cách massage huyệt thái dương

 

Các bước thực hiện như sau:

 

Bước 1: Bạn ngồi trên ghế, phía trước cần có bàn vừa tầm với bạn (bàn học, bàn làm việc,…). Đặt hai khuỷu tay lên trên bàn.

 

Bước 2: Nghiêng người về phía trước, sau đó đặt 2 ngón tay trỏ vào hai đầu lông mày (vị trí thái dương)

 

Bước 3: Dùng lực sao cho bạn thấy thoải mái, massage nhẹ nhàng theo hình vòng tròn rồi di chuyển về đầu chân mày ở điểm giữa trán.

 

Bước 4: Sau đó, bạn di chuyển lại huyệt thái dương theo đường chân mày, rồi lặp lại các bước trên. Khi cảm thấy thoải mái thì có thể dừng lại.

 

2.2 2. Nín thở

 

Khi nín thở từ 10 – 20 giây, não sẽ thiếu oxy. Theo phản xạ, khoang mũi sẽ tự động mở rộng ra để lấy được oxy nhiều hơn. Lợi dụng điều này để “gậy ông đập lưng ông” giúp giảm ngạt mũi khi bạn nín thở.

 

Đây là một trong những mẹo trị ngạt mũi trong 20 giây rất dễ thực hiện bằng các bước như sau: 

 

Bước 1: Hít sâu nhất có thể, rồi nghiêng đầu về phía trước

 

Bước 2: Dùng tay bóp mũi và cố gắng nín thở càng lâu càng tốt.

 

Bước 3: Bỏ tay ra khi bạn không thể nín thở được nữa

 

Nín thở giúp chữa nghẹt mũi trong 20 giây hiệu quả

 

Nín thở giúp chữa nghẹt mũi trong 20 giây hiệu quả

 

2.3 3.  Kết hợp lưỡi và tay để chữa ngạt mũi

 

Để thở dễ dàng hơn khi bị ngạt mũi, chúng ta có thể kích thích để dịch lỏng trong mũi chảy ra ngoài bằng cách đặt áp lực lên các điểm cụ thể. Với xoang thì điểm trong miệng và trán là điểm tốt nhất.

 

Bước 1: Đưa lưỡi lên vòm miệng, đồng thời dùng tay ấn vào vùng giữa hai lông mày và giữ trong 10 giây.

 

Bước 2: Sau 10 giây, khi thả tay ra và để lưỡi lại như bình thường, bạn sẽ cảm thấy dịch ở mũi di chuyển dần về cổ họng. Thực hiện từ 2 – 3 lần để thấy hiệu quả.

 

2.4 4.  Giảm ngạt mũi bằng trà gừng mật ong 

 

Trong gừng có chứa 2 – 3% là tinh dầu tạo mùi thơm đặc trưng của gừng. Chúng có tác dụng hỗ trợ tống xuất chất nhầy từ cổ họng và xoang mũi, cùng khả năng kháng viêm giảm sưng đau ở mũi và họng.

 

Trà và mật ong làm giảm tình trạng nghẹt mũi

 

Trà và mật ong làm giảm tình trạng nghẹt mũi

 

Cách pha trà gừng như sau:

 

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu để pha khoảng 100 ml trà (1 ly nhỏ)

 

– Một nhánh gừng tươi, bạn gọt bỏ vỏ, cắt mỏng, đập dập hoặc giã nát. Khi gừng càng được làm nhỏ thì càng thu được nhiều tinh dầu có trong gừng.

 

– Mật ong: cần 2 – 3 thìa mật ong. Thêm hoặc giảm tùy theo sở thích của bạn.

 

– Nước sôi: khoảng 100 – 150 ml

 

Bước 2: Bạn cho mật ong, gừng và nước sôi đã chuẩn bị vào ly, khuấy đều và để trong 5 phút là có thể sử dụng ngay.

 

Lưu ý: Trà gừng nên dùng nóng để có hiệu quả tốt hơn. 

 

>>> Xem thêm: Uống gừng mật ong vào lúc nào thì có hiệu quả cao nhất?

 

2.5 5. Xông hơi để trị ngạt mũi

 

Khi xông hơi, nhiệt độ sẽ làm mao mạch ở mũi giãn ra. Nhờ đó, đường thở thông thoáng hơn giúp dịch nước mũi dễ dàng đi ra ngoài. Sau khi xông, triệu chứng khó chịu do ngạt mũi sẽ giảm gần hết.

 

Để xông mũi bạn cần thực hiện các bước sau đây:

 

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm có

 

– Chậu nhỏ để đựng nước: 1 cái

 

– Nước sôi: khoảng 1 – 1,5 lít

 

– Tinh dầu như bạc hà, tràm gió, sả chanh,… hoặc bạn có thể dùng viên xông tinh dầu mua ở Nhà thuốc.

 

– Khăn to có thể trùm kín đầu hoặc chăn mỏng: 1 cái

 

Xông hơi giúp giảm ngạt mũi

 

Xông hơi giúp giảm ngạt mũi 

 

Bước 2: Cho nước sôi vào chậu đã chuẩn bị, thêm tinh dầu hoặc viên xông (số lượng viên bạn dùng theo hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm)

 

Bước 3: Bạn dùng khăn hoặc chăn đã chuẩn bị trùm kín đầu để hơi nước bốc lên mặt. Bạn cần lưu ý khoảng cách từ chậu nước và mặt là khoảng 30 cm. Tránh để quá gần có thể gây bỏng.

 

Bước 4: Sau khoảng 10 – 15 phút, bạn dùng khăn khô nhẹ nhàng lau khô mồ hôi. Mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần sẽ giảm bớt tình trạng ngạt mũi kéo dài.

 

Lưu ý: Tránh xông hơi quá nhiều làm phản tác dụng, khiến mao mạch mũi trở nên nhạy cảm hơn.

 

2.6 6. Tắm bằng nước ấm

 

Bên cạnh việc dùng nhiệt từ xông hơi mũi, bạn cũng có thể tắm bằng nước ấm để cải thiện ngạt mũi. Nhiệt từ hơi nước ấm đã đủ làm giãn nở hệ mao mạch ở mũi của bạn.

 

Mẹo chữa nghẹt mũi bằng cách tắm nước ấm

 

Mẹo chữa nghẹt mũi bằng cách tắm nước ấm

 

Bạn có thể tắm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn. Nếu được, bạn hãy dùng thêm các loại sữa tắm có chứa tinh dầu tự nhiên, giúp bạn vừa thư giãn tốt vừa tăng giảm ngạt mũi nhanh và hiệu quả hơn.

 

2.7 7. Trị ngạt mũi bằng tỏi

 

Hàm lượng cao anilin, giúp tỏi mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe con người. Thành phần này được xem là kháng sinh tự nhiên, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh, nâng cao sức đề kháng. Nhờ đó, tỏi hỗ trợ rất tốt khi gặp vấn đề ở đường hô hấp, từ đó giảm ngạt mũi và khó thở hiệu quả.

 

 

Mẹo chữa ngạt mũi bằng tỏi

 

Mẹo chữa ngạt mũi bằng tỏi

 

Bạn có thể bổ sung tỏi trong chế độ ăn hàng ngày bằng cách như sau:

 

– Những món ăn từ tỏi như: rau muống xào tỏi, gà cháy tỏi, cơm chiên tỏi,…

 

– Dầu tỏi (dầu tỏi nguyên chất đựng trong chai hoặc làm thành dạng viên uống)

 

– Tỏi tươi: Ăn sống trực tiếp hoặc giã nhuyễn 1, 2 tép tỏi, rồi trộn cùng 2 – 3 muỗng cà phê mật ong. Uống trực tiếp hỗn hợp trên.

 

2.8 8. Dùng nước muối sinh lý để trị ngạt mũi

 

Nước muối sinh lý là dung dịch có tính kháng khuẩn và làm sạch rất tốt. Khi sử dụng hàng ngày giúp chúng ta nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn ở khoang mũi. Đồng thời, dịch nhầy cũng được làm loãng, hệ mao mạch trong xoang mũi cũng được làm dịu, giảm tình trạng sưng đau.

 

Vì nồng độ chuẩn của nước muối sinh lý là 0,9% NaCl – tỷ lệ khá nhỏ khó có thể tự pha ở nhà. Do đó, tốt nhất bạn nên mua nước muối sinh lý tại Nhà thuốc để đảm bảo an toàn.

 

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý có 2 dạng như sau:

 

– Dung dịch nhỏ làm bằng nước muối sinh lý 0,9% (có thể dùng dung dịch nhỏ mắt hoặc nhỏ mũi)

 

– Bình rửa mũi chuyên dụng làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có thể được pha từ gói muối khô đã được định liều, hoặc dung dịch nước muối có sẵn ở Nhà thuốc.

 

Nước muối sinh lý giảm nghẹt mũi rõ rệt

 

Nước muối sinh lý giảm nghẹt mũi rõ rệt

 

Cách thực hiện như sau:

 

Dạng dung dịch nhỏ:

 

– Hơi ngửa đầu về sau, nhỏ nước muối vào mỗi bên mũi từ 2 – 3 giọt. Sau đó xoa nhẹ hai bên cánh mũi, rồi hỉ (xì) mũi nhẹ nhàng để tống dịch mũi ra ngoài.

 

Bình rửa mũi chuyên dụng:

 

Bước 1: Chuẩn bị 

 

– Vệ sinh tay bằng xà phòng và trán qua dụng cụ bằng nước ấm

 

– Chuẩn bị dung dịch nước muối:

 

Muối ở dạng gói: bạn dùng nước sạch (nước lọc để uống) pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

Dung dịch nước muối sinh lý 0,9%: dùng trực tiếp, không pha gì thêm

 

Bước 2: Tiến hành rửa

 

– Đứng trước gương để dễ dàng quan sát (bồn rửa mặt hoặc bồn tắm)

 

– Đổ dung dịch nước muối vào bình rửa, đổ tới vạch mà nhà sản xuất đã đánh dấu trên bình. Tránh đổ quá nhiều làm nước tràn ra ngoài và khiến thao tác khó thực hiện hơn.

 

– Cúi đầu và nghiêng 45 về phía bên phải, đặt đầu vòi của bình vào mũi trái. Lúc này, bạn cần thở bằng miệng và bóp bình nhẹ nhàng để đưa nước muối vào mũi.

 

Lưu ý: Khi bóp cần thực hiện nhẹ nhàng, từ từ nhưng nên dứt khoát, không chần chừ làm nước không ra ngoài được. Giữ trán cao hơn cằm. Không hít thở bằng mũi trong lúc rửa để tránh bị sặc. 

 

– Bóp từ 3 đến 4 lần rồi dừng lại. Giữ nguyên tư thế 3 – 5 giây để nước muối thừa chảy hết ra ngoài. Sau đó bạn có thể thở lại bằng mũi.

 

– Xì mùi nhẹ nhàng để tống hết chất dịch ra ngoài. Sau đó, dùng khăn lau sạch, rồi thực hiện với bên mũi còn lại.

 

Nếu được, bạn có thể xịt mũi hàng ngày để vệ sinh xoang mũi, đặc biệt với bạn mắc bệnh lý tại xoang hay người dễ dị ứng mùi. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, dịch mũi quá đặc, bạn nên hút mũi tại cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ lấy ra sạch phần dịch sâu trong hốc xoang.

 

3. Lưu ý khi khi thực hiện mẹo chữa ngạt mũi

 

  • Khi áp dụng những mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây đã nêu trên mà tình trạng không thuyên giảm, tình trạng kéo dài, bạn nên đi khám để được chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh.

 

  • Khi hỉ (xì) mũi cần nhẹ nhàng, thở bằng miệng trong lúc hỉ để tránh bị sặc hoặc làm dịch mũi chảy vào tai.

 

  • Nếu cơ địa dị ứng, bạn cần tránh tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh như phấn hoa, lông thú nuôi, …

 

  • Bổ sung thêm một số loại quả tăng sức đề kháng  để tăng cường hệ miễn dịch.

 

Trên đây, Nhà thuốc Việt đã hướng dẫn bạn 8 mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây. Đây đều là những phương pháp dễ thực hiện. Bạn hãy thử áp dụng để ngạt mũi không còn khiến bạn mệt mỏi vì không thể thở nữa nhé!

 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý cũng như cần tư vấn về thuốc trong quá trình điều trị ngạt mũi, bạn có thể liên hệ với DƯỢC SĨ của Nhà Thuốc Việt theo các hình thức sau:

 

– Hotline: 0985508450

 

– Zalo: 0985508450

 

– Website:Nhathuocviet.vn

 

– Hoặc địa chỉ:

 

  • Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM

 

  • Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

 

Hệ thống Nhà thuốc Việt

 

Hệ thống Nhà thuốc Việt

 

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.

 

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Rate this post