Nên bôi thuốc chống sẹo khi nào để đạt hiệu quả tốt nhất

Làn da trong thời gian hồi phục sau chấn thương, mụn, trái rạ, phỏng, giải phẫu,… đều có khả năng tao6 thành sẹo. Và khi vết thương đã hình thành sẹo thì sẽ rất khó điều trị và xóa bỏ hoàn toàn. Vì vậy, bạn nên trang cho mình đầy đủ kiến thức: chăm sóc vết thương nhanh lành, bôi thuốc chống sẹo khi nào,.. Như vậy có thể hạn chế tầm ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da tối đa. Đầu tiên hết bạn nên biết:

0.1 Sẹo là gì? Nguyên nhân và sự hình thành

– Theo định nghĩa y khoa, sẹo là kết quả của một quá trình tự làm lành của các tế bào da do vết thương để lại. Sẹo xuất hiện khi lớp trung bì của da, hoặc lớp sâu hơn bị phá hủy, cơ thể sẽ hình thành các sợi collagen mới để thay thế cho vùng tổn thương đó.
– Khi phải chịu bất cứ tổn thương nào như: tai nạn, bỏng, thủy đậu, mụn… da đều rất dễ bị viêm, gây xáo trộn sự cân bằng các thành tố da, khi làn da phục hồi và làm lành vết thương thì tạo thành sẹo.
– Quá trình hình thành sẹo mất một khoản thời gian khá lâu tuỳ theo vết thương, quá trình điều trị. Thông thường vết thương nhỏ mất từ 5 đến 7 ngày.
Cộng hưởng với những yếu tố từ môi trường bên ngoài, thời điểm làn do non yếu ớt được hình thành sẽ rất dễ bị thâm và sẫm màu. Thông thường tổ chức da mới thường nhạy cảm với tia cực tím, do đó sẽ dễ dàng thâm sạm khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

0.2 Có mấy loại sẹo?

Sẹo lõm: thường là hậu quả của mụn, mụn trứng cá, đậu mùa,… Chúng thường có dạng tròn, kích thước nhỏ và lõm.
Sẹo lồi: thường hình thành từ những tổn thương do trầy xước, phẫu thuật,… Sẹo thường đỏ và phình to, theo thời gian có thể phát triển và lan rộng (tùy cơ địa).
scarz5_1_5
Sẹo căng: Xuất hiện do da trải qua quá trình kéo giãn hoặc căng quá độ. Thường xuất hiện vài tuần sau khi phẫu thuật hoặc rạn da do sinh nở. Sẹo thường không tạo gồ ghề trên bề mặt da. Tuy nhiên chúng lại gây mất thẩm mỹ bởi sự thiếu đồng đều sắc tố  trên da. Từ đó, tạo các lằn rõ rệt trên da theo cụm.
ran-da-den-may-cung-se-lien-voi-cong-thuc-don-gian-tu-vitamin-e-1-1495202044-width500height375

1. Nên bôi thuốc chống sẹo khi nào?

Hiện nay, việc sử dụng các loại thuốc liền sẹo là phương pháp chống sẹo phổ biến và đơn giản  nhất. Tuy nhiên, để các loại thuốc bôi phát huy hết công dụng, bạn cần lưu ý khoảng thời gian nên bôi thuốc chống sẹo khi nào.
Dù sử dụng bất cứ loại thuốc liền sẹo nào, bạn cũng nên bôi thuốc khi vết thương vừa lành và lên da non. Bởi đây là thời điểm da tái tạo và hấp thu dưỡng chất mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, bạn nên kiên trì duy trì thao tác bôi thuốc liền sẹo từ 2-3 lần ngày. Như vậy mới có thể đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất. Lưu ý nên bôi vào sáng sớm hoặc tối muộn để thuốc có đủ thời gian ngấm vào da, và hoạt động mạnh mẽ nhất.
tri-seo-lom-do-thuy-dau-de-lai
Đặc biệt, không nên bôi thuốc ngay trước khi ra ngoài vào ban ngày. Bởi vết thương có thể bị tổn thương. Hoặc thuốc trên bề mặt sẽ biến chất do bị tác động bởi tia cực tím. Đồng thời, có thể phòng tránh tình trạng bụi bẩn bám vào lớp thuốc chưa khô. Hoặc bề mặt vết thương gây nhiễm trùng và cản trở quá trình tái tạo tế bào trên bề mặt biểu bì.

Rate this post

Trả lời